Tuyến phòng thủ đầu tiên để bảo vệ và tăng cường hệ thống miễn dịch chính là một lối sống lành mạnh. Thực hiện chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh giúp mọi bộ phận trong cơ thể bao gồm cả hệ thống miễn dịch hoạt động tốt hơn từ đó giúp bảo vệ cơ thể trước những tác động tiêu cực từ môi trường.
Ngủ đủ giấc
Giấc ngủ và khả năng miễn dịch có mối liên hệ mật thiết với nhau. Trên thực tế người ngủ không đủ giấc hoặc chất lượng giấc ngủ không đảm bảo sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với những người có giấc ngủ tốt.
Trong một nghiên cứu ở 164 người trưởng thành khỏe mạnh, trong đó những người ngủ ít hơn 6 tiếng mỗi đêm dễ bị cảm lạnh hơn những người ngủ đủ 6 tiếng trở lên mỗi đêm.
Người trưởng thành nên ngủ từ 7 tiếng trở lên mỗi đêm, trong khi thanh thiếu niên cần 8-10 tiếng và trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh cần ngủ khoảng 14 tiếng.
Nghỉ ngơi đầy giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể và giúp phòng tránh được bệnh tật hiệu quả.

Tăng cường ăn nhiều rau xanh và hoa quả
Các loại rau xanh và hoa quả chứa nhiều chất dinh dưỡng, chất chống oxy hóa, chất xơ và vitamin C giúp cơ thể chống lại các mầm bệnh gây hại.
Chất chống oxy hóa có nhiều trong rau xanh và hoa quả giúp giảm viêm bằng cách chống lại các hợp chất không ổn định gọi là các gốc tự do. Viễm mãn tính có thể dẫn đến nhiều tình trạng sức khỏe bao gồm bệnh tim, bệnh Alzheimer và bệnh ung thư.
Ngoài ra, chất xơ có trong rau xanh là một prebiotic – thức ăn của lợi khuẩn đường ruột giúp nuôi dưỡng hệ vi sinh vật đường ruột, tăng cường lợi khuẩn để có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Một hệ vi sinh vật đường ruột cân bằng và khỏe mạnh có thể cải thiện khả năng miễn dịch của cơ thể.
Trái cây và rau quả rất giàu chất dinh dưỡng như Vitamin C có thể làm giảm thời gian và các triệu chứng cảm lạnh thông thường.

Hạn chế đường
Một chút đường vào buổi sáng có thể giúp kích thích tế bào thần kinh, làm thần kinh hưng phấn và làm việc hiệu quả hơn. Tuy nhiên, hạn chế đường có thể làm giảm viêm và hỗ trợ giảm cân từ đó có thể giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như tiểu đường, tim mạch, ung thư,..Các bệnh này đều làm suy yếu hệ thống miễn dịch do đó hạn chế đường là một phần quan trọng trong chế độ ăn uống tăng cường miễn dịch.
Theo khuyến nghị, mỗi ngày chúng ta chỉ nên bổ sung lượng đường dưới 5% tổng số calo mỗi ngày. Con số này tương đương với khoảng 2 thìa cafe đường (25g) cho khoảng 2000 calo trong một ngày.

Ăn nhiều chất béo lành mạnh
Dựa trên chức năng đối với cơ thể thì chất béo được chia thành 2 loại gồm chất béo lành mạnh và chất béo không lành mạnh. Trong khi chất béo không lành mạnh có thể làm tăng cholesterol trong máu thì các loại chất béo lành mạnh lại mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Luyện tập thể dục đều đặn
Tập thể dục thường xuyên là một trong những cách giúp tăng cường miễn dịch hiệu quả nhất. Tập thể dụng giúp cải thiện sức khỏe tim mạch, giảm huyết áp, giúp kiểm soát trọng lượng cơ thể giúp cơ thể luôn khỏe mạnh và dẻo dai.
Với mỗi biện pháp hoạt động thể lực, hệ miễn dịch cũng giải phóng ra một lượng lớn kháng thể IgA giúp chống viêm cũng như ngăn không cho các tác nhân có hại tiếp xúc với cơ thể. Giữ thói quen luyện tập thể thao thường xuyên là chìa khóa quan trọng để tăng cường miễn dịch.
Ăn nhiều thực phẩm lên men hoặc bổ sung men vi sinh
Thực phẩm lên men rất giàu các loại vi khuẩn có lợi cho cơ thể được gọi là men vi sinh (lợi khuẩn). Các loại thực phẩm lên men như là sữa chua, dưa cải muối, kim chi, nấm sữa kefir, đậu tương lên men,…
Các nghiên cứu cho thấy, mạng lưới vi khuẩn đường ruột phát triển mạnh mẽ có thể giúp các tế bào miễn dịch của cơ thể phân biệt được các tế bào bình thường, khỏe mạnh và các vi khuẩn, virus có hại cho cơ thể.

Không lạm dụng các chất kích thích
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, uống rượu bia với một lượng vừa đủ sẽ giúp có thể gặp các bệnh như tim mạch, tiểu đường. Tuy nhiên, khi lạm dụng quá nhiều các chất kích thích này sẽ khiến cơ thể bị ức chế khả năng của các tế bào bạch cầu làm giảm khả năng chống nhiễm trùng của cơ thể.
Giảm thiểu căng thẳng
Stress là nguyên nhân hàng đầu làm suy giảm hệ miễn dịch. Nhà nghiên cứu miễn dịch học Kat
hleen Dass cho biết: “Khi bạn bị căng thẳng, có thể bạn sẽ tiết ra cortisol và adrenaline, loại hormone làm giảm mức độ tế bào lympho và phagocytes”. Với số lượng tế bào bạch cầu giảm, cơ thể sẽ gặp khó khăn hơn trong việc chống lại sự đổ bộ của vi khuẩn và virus.
Căng thẳng còn gây ra một loạt các hành động không lành mạnh như: uống rượu, hút thuốc, mất ngủ và chứng thèm ăn – tất cả những điều này khiến hệ thống miễn dịch suy yếu hơn.
Tiêm phòng vắc-xin
Tiêm vắc-xin đầy đủ là cách tăng cường hệ thống miễn dịch hiệu quả. Một trong các loại vắc xin tiêm phòng các bệnh thường gặp, đặc biệt là các bệnh về đường hô hấp trong thời điểm giao mùa là vắc xin phòng bệnh viêm phổi và vắc xin cúm.
Ngoài ra, các loại vắc xin mà trẻ em và lứa tuổi thanh thiếu niên cần chính để tăng cường miễn dịch có thể kể đến như: Viêm gan A, B, bạch cầu, ho gà, uốn ván, sởi, quai bị, rubella, viêm màng não, HPV,…
