Sẽ thật sai lầm khi chúng ta nghĩ rằng: chỉ cần bổ sung lợi khuẩn là sẽ cải thiện được hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch. Trên thực tế, lợi khuẩn với đặc tính kém bền nhiệt, dễ chết bởi acid dạ dày và nhanh xuống cấp trong quá trình vận chuyển, bảo quản khiến việc bổ sung lợi khuẩn vào cơ thể trở nên khó khăn. Để khắc phục những hạn chế của lợi khuẩn, bào tử lợi khuẩn ra đời, khắc phục được mọi nhược điểm của lợi khuẩn. Để biết bào tử lợi khuẩn là gì? Mời các bạn theo dõi bào viết dưới đây
Lợi khuẩn là gì? Bào tử lợi khuẩn là gì?
Trong những năm gần đây, sức hút của probiotic đối với giới khoa học, các nhà nghiên cứu, các nhà sản xuất thực phẩm trên thế giới ngày càng lớn. Probiotic (men vi sinh) là những chủng vi khuẩn có lợi tốt cho sức khỏe con người.
Những lợi ích của probiotic đã được công nhận có thể kể đến như: Làm giảm tỷ lệ mắc và giảm thời gian tiêu chảy ở trẻ em lẫn người lớn, loại trừ và kìm hãm sự phát triển của những vi khuẩn có hại, tăng cường khả năng hấp thụ của hệ tiêu hóa, giảm thiểu những rối loạn tiêu hóa bởi điều trị kháng sinh, chống táo bón, cải thiện sự dung nạp lactose, nâng cao sức đề kháng của cơ thể.
Tuy nhiên, có một vấn đề khó khăn là không phải tất cả các lợi khuẩn trong thực phẩm đều có khả năng sống sót tại môi trường đầy axit của dạ dày và đến được hệ vi sinh đường ruột.
Nhóm nghiên cứu của trường University College London (UCL) tại Anh đã chỉ ra: có khoảng 12,5% sản phẩm có thành phần men sống phổ biến là có lợi khuẩn (hay Probiotics) đạt chuẩn và đủ khả năng sống sót trong dạ dày. Do đó, bào tử lợi khuẩn được nghiên cứu và ứng dụng để khắc phục những nhược điểm của lợi khuẩn thông thường.
Bào tử lợi khuẩn là gì?
Bào tử lợi khuẩn chính là những vi khuẩn sống tồn tại dưới dạng “ngủ đông”. Khác với lợi khuẩn thường, bào tử lợi khuẩn có cấu trúc khá đặc biệt. Lõi bào tử là nhiễm sắc thể ở trạng thái bị lèn chặt và bất hoạt. Các lớp vỏ xung quanh lõi bào tử có chứa nhiều peptidoglycan, protein và các loại enzyme khác nhau. Các lớp vỏ này xếp thành từng lớp, giúp bảo vệ phần lõi bào tử tránh khỏi các tác động của nhiệt độ cao, enzyme, dung môi và thuốc kháng sinh.
Một số chủng vi khuẩn có khả năng tạo bào tử như chủng Bacillus, nấm men Saccharomyces boulardii. Ưu điểm của bào tử lợi khuẩn là khi gặp điều kiện bất lợi như nhiệt độ cao, acid dịch vị dạ dày… các lợi khuẩn sẽ tự chuyển hóa thành dạng bào tử. Nhờ lớp áo bào tử chắc chắn, chúng đến ruột an toàn và phát huy tác dụng một các hiệu quả hơn.
Có thể nói “bào tử lợi khuẩn” giống như một lời giải cho bài toán khó về việc lợi khuẩn có thể sống được trong môi trường đầy axit của dạ dày đến được hệ vi sinh đường ruột và phát huy công dụng hay không.
Xem thêm: Probiotic là gì? Tại sao probiotic lại tốt cho sức khỏe
Ưu điểm của bào tử lợi khuẩn
Bền nhiệt
Bào tử lợi khuẩn có thể chịu được dải nhiệt độ lên tới 80 độ C. Có thể uống các sản phẩm chứa bào tử lợi khuẩn chung với nước ấm, nước nóng mà không làm thay đổi chất lượng sản phẩm, cũng như tác dụng mà lợi khuẩn đem đến cho cơ thể. Đây là điều lợi khuẩn thông thường dạng tế bào sinh dưỡng (Lactobacillus, Bifidobacteria) không làm được.
Nhờ lớp bào tử mà các bào tử bền nhiệt, bền acid, bền thời gian và đến ruột an toàn phát huy tác dụng hiệu quả
Bền thời gian
Bào tử lợi khuẩn có thời gian sống vô hạn. Đối với sản phẩm thường, thời hạn bảo quản được đăng ký 24-36 tháng. Thực tế, những lợi khuẩn có khả năng hình thành bào tử có thể sống vô hạn theo thời gian mà không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Bền acid
Bào tử lợi khuẩn không bị dịch vị acid dạ dày (nồng độ pH2 – pH3) tiêu diệt. Các bào tử lợi khuẩn khuẩn sống sót an toàn đến được hệ vi sinh đường ruột, “nảy mầm” thành lợi khuẩn (cởi bỏ lớp áo bào tử) và phát huy công dụng của nó. Số lượng lợi khuẩn được an toàn tới ruột mà không bị suy giảm số lượng.
Kháng đa kháng sinh
Có thể dùng bào tử lợi khuẩn chung với hầu hết các loại kháng sinh trên thị trường. Nghĩa là nếu bạn đang trong quá trình điều trị bệnh bằng thuốc tây, kháng sinh kê đơn… bạn vẫn có thể dùng men vi sinh bào tử lợi khuẩn để hạn chế tác dụng phụ của kháng sinh. Bởi một số lợi khuẩn có thể sinh bào tử có được khả năng tổng hợp các kháng sinh tự nhiên, cũng như khả năng kháng một số loại kháng sinh. Điển hình là lợi khuẩn có khả năng tạo bào tử như Bacillus subtilis, Bacillus coagulans và Bacillus clausii.
Có thể nói “bào tử lợi khuẩn” giống như một lời giải cho bài toán khó về việc lợi khuẩn có thể sống được trong môi trường đầy axit của dạ dày, đến được hệ vi sinh đường ruột và phát huy công dụng hay không.